Đăng nhập

Từ ngày 28 tháng 08 năm 2020, hệ thống các Website và Fanpage của tập đoàn Chiến sĩ trẻ Việt Nam hoạt động lại sau 09 năm gián đoạn. Thành viên truy cập vào Diễn đàn chiến sĩ trẻ qua tên miền: http://chiensitre.forumvi.net +Website của Tập đoàn, có 2 tên miền: 1.http://chiensitre.info/ 2.http://chiensitrevn.cf +Fanpage của Tập đoàn: http://chiensitre.ml +Trang báo của Tập đoàn: https://tapchihoaphuong.blogspot.com/; http://chiensitre.com

Giảng viên trường cao đẳng bị ép đi chăn bò

13 năm qua, ông Nguyễn Bình Thứ (SN 1961, nguyên cán bộ kỹ thuật, sau đó là giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Nông lâm nghiệp tỉnh Kon Tum) đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình bị tước đoạt, nhưng không được giải quyết. Các cơ quan hữu trách đùn đẩy, không thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Vì “tội” viết đơn khiếu nại, Ban giám hiệu nhà trường - nơi ông Thứ công tác đã “điều chuyển” ông từ một giảng viên thành người chăn nuôi, chịu trách nhiệm về số lượng, sức khỏe của đàn bò thực nghiệm (!).


TÀI SẢN BỊ MẤT TRẮNG

Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 10-1993, UBND tỉnh Kon Tum ban hành quyết định thành lập Trung tâm Giống và Khuyến nông khuyến lâm tỉnh trên cơ sở sát nhập hai trại heo giống Đoàn Kết và Đăk La.

Năm 1995, ông Nguyễn Bình Thứ, khi đó là cán bộ kỹ thuật Trại giống Đăk La - đơn vị trực thuộc Trung tâm Giống và Khuyến nông khuyến lâm tỉnh (gọi tắt là Trung tâm Giống và khuyến nông) viết đơn gửi UBND xã Đăk La xin khai hoang 2 hécta đất có giới cận rõ ràng trong quỹ đất địa phương để trồng lúa nước và cà phê, cải thiện cuộc sống gia đình và được chấp thuận. Gia đình ông Thứ tiến hành khai hoang, phục hóa 2 hécta đất, trồng lúa nước và hơn 1.500 cây cà phê. Cùng thời gian này, ông Trần Công Lẫm - Phó giám đốc Trung tâm Giống và khuyến nông ký 16 hợp đồng giao quyền sử dụng và quản lý đất cây trồng cạn cho 13 công nhân trại giống Đăk La. Trong đó hợp đồng số 15 ký với ông Thứ ghi diện tích đất bàn giao là 1 hécta, nhưng không xác định vị trí, hiện trạng, nguồn gốc đất mà được xác định chính bằng 1/2 diện tích đất mà hộ ông Thứ xin khai hoang với UBND xã Đăk La. Tổng diện tích 16 bản hợp đồng này vượt 4 hécta so với biên bản giao 15,3 hécta đất từ năm 1993. Chứng tỏ ngay từ đầu, diện tích ghi trong biên bản có sai số rất lớn so với thực tế nên Trung tâm Giống và khuyến nông buộc phải thu hẹp diện tích giao cho công nhân trên hợp đồng mà ông Thứ là một trường hợp.

Tháng 4-1999, UBND tỉnh Kon Tum có quyết định thành lập Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp trên cơ sở chuyển giao chức năng, nhiệm vụ về giống của Trung tâm Giống và khuyến nông.
http://congan.com.vn/dulieu7/BinhYen-CS/03_13/giang_vien_chan_bo.jpg
Theo ông Thứ, sau khi nhận bàn giao, ngày 24-12-1999 lãnh đạo Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp đi kiểm tra vườn cây của các hộ công nhân, trong đó có gia đình ông Thứ. Thành phần kiểm tra gồm ông Đoàn Năng Rường - Giám đốc, ông Nguyễn Viết Liệu - Phó Giám đốc, ông Nguyễn Văn Sâm - Đội trưởng đội sản xuất và ông Thứ - chủ vườn; xác định tổng số cây cà phê trên vườn của hộ ông Thứ là 1.512 cây. Ông Thứ ký xác nhận vào biên bản. Dưới sự chỉ đạo của ông Rường, ông Liệu, biên bản được mang về cơ quan để lưu hồ sơ. Tuy nhiên, hiện Ban giám đốc Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp phủ nhận sự tồn tại của biên bản này.

Năm 2001 (lúc này ông Thứ chuyển sang công tác tại Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật tổng hợp), trên cơ sở phương án đền bù xây dựng Trạm thực nghiệm giống cây trồng xã Đăk La do Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp và báo cáo Hội đồng thẩm định đền bù thiệt hại và giải phóng mặt bằng, trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt kinh phí đền bù thiệt hại trên đất thu hồi với số tiền trên 44 triệu đồng cho 11 hộ công nhân. Trong đó, hộ ông Thứ chỉ nhận được khoản đền bù... 32 cây cà phê và 1.700m2 ruộng nước với số tiền 2 triệu đồng. Toàn bộ 1.512 cây cà phê của ông Thứ sau đợt kiểm tra ngày 24-12-1999 không biết vì lý do gì đã biến thành... 32 cây cà phê? Ông Thứ cho biết, ngay khi có quyết định của UBND tỉnh Kon Tum, Ban giám đốc Trung tâm giống Nông lâm nghiệp chỉ đạo nhanh chóng dựng trụ bê-tông, kéo dây thép gai rào toàn bộ vùng đất được giao, bất chấp diện tích đất đang canh tác của ông trong khi chưa thanh lý hợp đồng, không có quyết định thu hồi đất cũng như đền bù hoặc thậm chí trao đổi với người có tài sản hợp pháp gắn liền với đất. Không thể để nguồn tài sản của mình tự nhiên mất trắng, ngày 1-4-2002, ông Thứ đề nghị được đền bù công khai phá và tài sản gắn liền với đất là 1.512 cây cà phê trong diện tích quy hoạch của Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp. Nhưng ông Đoàn Năng Rường đã né tránh trách nhiệm, cho rằng những vướng mắc, khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cũ (Trại giống Đăk La).
Quyền lợi chính đáng của mình ngang nhiên bị phủ nhận, ông Thứ gửi đơn kiến nghị đến Sở NN&PTNT tỉnh. Thanh tra sở này phối hợp cùng Trung tâm giống Nông lâm nghiệp đi xác minh vườn cây đã không thông báo cho ông Thứ tham dự, đồng thời ra văn bản báo cáo kết quả thanh tra sơ sài: “Diện tích khoảng 1 hécta, số cà phê khoảng hơn 300 cây, đất lúa cạn khoảng 3.000m2”. Mặc dù công tác thanh tra chiếu lệ và không khẳng định số lượng cà phê thu hồi phải bồi thường cho ông Thứ nhưng Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum liên tục khẳng định tính pháp lý của hợp đồng số 15 và đây cũng là cơ sở để các cơ quan ban ngành tỉnh Kon Tum phủ nhận quyền lợi chính đáng của ông Nguyễn Bình Thứ. Căn cứ vào kết quả thanh tra, Trung tâm giống Nông lâm nghiệp ra thông báo chính thức thu hồi đất của ông Thứ nhưng không đền bù với lý do: hợp đồng trồng cây hàng năm nhưng ông Thứ trồng cà phê và từ năm 1995 đến nay không giao nộp khoản nghĩa vụ nào. Trung tâm giống Nông lâm nghiệp sau đó tổ chức san ủi toàn bộ diện tích cà phê của ông Thứ để làm đường, xây dựng sân phơi, một số hộ còn lại vẫn tiếp tục được giao đất canh tác.


Ông Nguyễn Bình Thứ

Điều kỳ lạ là người có quyền lợi gắn với mảnh đất này không nhận được đền bù nhưng cuối năm 2007, khi tiếp tục thu hồi đất để triển khai dự án Trung tâm giống Thuỷ sản, Ban giám đốc Trung tâm giống Nông lâm nghiệp lại lập phương án đền bù hoa màu cho các hộ dân khác ngay trên diện tích cà phê trước đây của ông Thứ (!?).

PHỚT LỜ CHỈ ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH TỈNH

Suốt khoảng thời gian trên, vừa tranh thủ phụ giúp vợ con làm ăn kinh tế, vừa lo đi học, năm 2005 ông Thứ hoàn tất các chứng chỉ sư phạm Khoa nông lâm, trường Đại học Tây Nguyên hệ tại chức (mở lớp tại tỉnh Kon Tum), trở thành cử nhân - kỹ sư và là cán bộ giảng dạy tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật tổng hợp. Năm 2007, Trường này nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật nông lâm, ông Thứ trở thành giảng viên của trường. Ngoài việc đảm bảo kiến thức và thời gian lên lớp dạy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong việc không được đền bù tài sản trên đất - công lao động chính đáng của cả gia đình suốt nhiều năm, ông Thứ tiếp tục viết đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng. Ngày 24-2-2009, ông Hà Ban, khi đó đương chức Chủ tịch UBND tỉnh, hiện là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum chủ trì với sự tham dự của các sở, ban ngành. Khi nghe ông Thứ trình bày những bức xúc của mình, kết thúc cuộc họp, ông Hà Ban chỉ đạo: “Yêu cầu Giám đốc Trung tâm giống Nông lâm nghiệp tổ chức làm việc trực tiếp với ông Thứ để thỏa thuận, giải quyết khiếu kiện đòi bồi thường cà phê trên đất và công khai hoang đất”. Ý kiến chỉ đạo của ông Hà Ban, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum là vậy, nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực thi, đồng nghĩa với việc quyền lợi chính đáng của gia đình ông Thứ không được bảo vệ. Bất bình hơn nữa, suốt thời gian qua, thay vì giải quyết dứt điểm bức xúc của công dân, cơ quan hữu trách tỉnh Kon Tum lại liên tục đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí o ép người viết đơn. Hơn ba năm qua, ông Nguyễn Bình Thứ trên cương vị giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nông lâm nghiệp tỉnh Kon Tum lại “được” Ban giám hiệu nhà trường phân công quản lý trại thực nghiệm, có nhiệm vụ chăn nuôi, chịu trách nhiệm về số lượng, sức khỏe của đàn bò 9 con.

Những bất công với ông Nguyễn Bình Thứ và vợ con ông khiến dư luận tại địa phương rất bất bình. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan hữu trách và chính quyền tỉnh Kon Tum sớm xem xét, bồi thường quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho ông Thứ.
    
      THANH LUẬN - HÀ ANH

Nguồn CAO

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tự tạo website với Webmienphi.vn