Đăng nhập

Từ ngày 28 tháng 08 năm 2020, hệ thống các Website và Fanpage của tập đoàn Chiến sĩ trẻ Việt Nam hoạt động lại sau 09 năm gián đoạn. Thành viên truy cập vào Diễn đàn chiến sĩ trẻ qua tên miền: http://chiensitre.forumvi.net +Website của Tập đoàn, có 2 tên miền: 1.http://chiensitre.info/ 2.http://chiensitrevn.cf +Fanpage của Tập đoàn: http://chiensitre.ml +Trang báo của Tập đoàn: https://tapchihoaphuong.blogspot.com/; http://chiensitre.com

TS Trần Công Trục: Kiên quyết giữ quyền biển Đông chính đáng

Những hoạt động diễn ra gần đây của Trung Quốc đã làm cho chúng ta nghi ngờ, lo lắng, nếu không muốn nói là quá thất vọng…. – TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ khẳng định.

 

PV: - Tới thời điểm này, Trung Quốc đã công khai tham vọng tài nguyên ở Biển Đông. Đặt bối cảnh, Trung Quốc đang khát tài nguyên cho nền kinh tế, ông đánh giá thế nào về khả năng Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế mà dẹp bỏ những tham vọng phi pháp của mình?

TS Trần Công Trục

TS Trần Công Trục

TS Trần Công Trục: – Hy vọng là vẫn chỉ là hy vọng, mong muốn vẫn chỉ là mong muốn. Một nước Trung Hoa có nền văn hóa lâu đời mà nhân loại rất kính nể, có nền kinh tế phát triển rất mạnh, có tiềm lực quân sự hùng hậu và với những tuyên bố ngoại giao rằng Trung Quốc muốn hòa bình, muốn ổn định, muốn….  chúng ta hy vọng tất cả những mong muốn đó sẽ thành hiện thực.

Nhưng đáng tiếc là những hoạt động diễn ra gần đây đã làm cho chúng ta nghi ngờ, lo lắng, nếu không muốn nói là quá thất vọng. Rõ ràng, Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nguyên, nhiên liệu nhằm đáp ứng cho tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc của mình.

Tuy nhiên không phải vì thế mà hành động bất chấp luật pháp và thực tiễn quốc tế, dùng sức mạnh để chiếm đoạt tài nguyên chính đáng của nước khác bằng bất cứ giá nào! Tôi tin rằng nếu như các nước trong khu vực đoàn kết, thế giới đoàn kết lại, phát huy thế mạnh pháp lý và chính nghĩa trong cuộc đấu tranh này thì Trung Quốc không phải lúc nào cũng có thể muốn là gì cũng được.

Nếu các nước trong khu vực  mất đoàn kết, không biết phát huy được thế mạnh của chúng ta, chỉ vì lợi ích trước mắt  nào đó về chính trị, ngoại giao, kinh tế mà lơ là mất cảnh giác thì đó là nhân tố tiếp tay cho Trung Quốc tiếp tục tiến hành thực hiện ý đồ của họ.

PV: - Mối đe dọa tới các nước trong khu vực Biển Đông sẽ thế nào khi Trung Quốc đã thành lập cơ quan thống nhất để chỉ huy tất cả các lực lượng chấp pháp trên biển, đặc biệt là đối với Biển Đông, Ủy ban Hải dương Trung Quốc trở thanh cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ của họ?

TS Trần Công Trục: – Ủy ban Hải Dương Trung Quốc là một cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ về biển, hiện nay những lực lượng chấp pháp đều do Ủy ban này quản lý. Về mô hình tổ chức quản lý nhà nước về biển, tôi nghĩ họ làm như vậy là đúng, không có gì phải bình luận. Đó là quyền hạn của Chính phủ Trung Quốc mà chúng ta nên nghiên cứu, vận dụng…

Vấn đề là lực lượng đó hoạt động như thế nào và ở đâu? Nếu các lực lượng này hoạt động trong phạm vi mà họ có chủ quyền theo đúng công ước thì không có gì phải bàn, nhưng nếu hoạt động vào trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của nước khác với ý đồ muốn biến các vùng biển, đảo của nước khác thành của mình thì đó là điều cần quan tâm và cần có thái độ, biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn chúng theo đúng luật pháp và thực tiễn quốc tế!

PV: - Nhiều nhà phân tích đã dự đoán các bước đi của Trung Quốc sẽ là: gây tranh chấp, đầu tư tổng lực để chiếm ưu thế trên những khu vực tranh chấp rồi đặt ra giải pháp “cùng khai thác”. Nếu vậy, các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam, sẽ bị thiệt hại như thế nào khi về trang bị lẫn trình độ khoa học công nghệ, Trung Quốc đang chiếm ưu thế tuyệt đối?

TS Trần Công Trục: – Đúng như bạn nói, đó là những điều mà họ làm, họ tính toán áp dụng bằng rất nhiều biện pháp từ quân sự, pháp lý, hành chính, tuyên truyền và cả biện pháp biến không thành có, biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp, đưa ra những yêu sách nghe qua thì tưởng chừng có lý, nhưng thực chất thì rất phi lý.

Chúng ta phải lưu ý rằng những yêu sách đó phải dựa trên cơ sở công ước Luật Biển năm 1982, trên cơ sở nguyên tắc luật pháp được áp dụng chứ không phải dựa vào ý kiến chủ quan để áp đặt cho người ta, và chúng ta cương quyết phải gạt bỏ những điều đó về mặt pháp lý. Nguyên tắc này phải được giữ vững. Còn nếu như chúng ta nhân nhượng thì có nghĩa chúng ta đã để mất các quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta.

 

Hải giám mang số hiệu 83 của Trung Quốc đã rời cảng Tam Á chiều 8/3 lên đuờng đi tuần tra trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa xã.

Hải giám mang số hiệu 83 của Trung Quốc đã rời cảng Tam Á chiều 8/3 lên đuờng đi tuần tra trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa xã.

PV: - Ông đánh giá thế nào về những hợp tác của Việt Nam trong thời gian gần đây (với Ấn Độ trong lĩnh vực khai thác Dầu khí, hợp tác với Nga về khoa học và quốc phòng..)? Những hợp tác đó nếu được thực hiện một cách thuận lợi sẽ tạo nên những thay đổi gì trong cục diện Biển Đông?

TS Trần Công Trục: – Chúng ta chủ trương sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng của mình, với thiện chí và nguyện vọng nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ có đi có lại của họ, làm sao giữ được chủ quyền, hòa bình, ổn định, không chỉ cho chúng ta mà còn cho cả khu vực và thế giới nữa.

Vì thế, chúng ta cũng đã hợp tác kinh tế, quốc phòng với nhiều quốc gia, ký kết với nhiều công ty lớn có uy tín của Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, kể cả Trung Quốc…

Theo thông lệ quốc tế, chúng ta cũng đã có hợp tác về quốc phòng, trao đổi kinh nghiệm xây dựng quân đội, nhập các trang thiết bị, vũ khí, với nhiều nước để tăng cường khả năng phòng thủ của chúng ta.

Trong tình hình hiện nay, tại khu mà chúng ta đang sống hiện đang có nhiều tranh chấp phức tạp và nguy hiểm, chúng ta không thể tồn tại, chống chọi một cách đơn độc mà phải có bạn bè, có sự giúp sức của cộng đồng khu vực, quốc tế và tôi nghĩ vừa rồi Đảng và Nhà nước ta đã làm được điều đó.

Chúng ta cùng phấn đấu để giữ cho các bên có lợi ích trong khu vực được tôn trọng. Điều đó có nghĩa nếu như ai đó có hành vi vi phạm lợi ích của chúng ta, của các nước liên quan, chúng ta cần đoàn kết để chống lại những vi phạm đó.

PV: - Theo ông, liệu phương cách hợp tác với các nước lớn trong những lĩnh vực cụ thể (quốc phòng, hợp tác khai thác tài nguyên…) có thể hóa giải lòng tham của Trung Quốc? Nếu như vậy, nước nào có thể trở thành những đối tác chiến lược của Việt Nam?

TS Trần Công Trục: – Như tôi đã nói đây là một cuộc đấu tranh rất khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi sự kết hợp trên rất nhiều mặt trận mà một trong số đó là có sự hợp tác quốc tế về quốc phòng, kinh tế, an ninh… Tất cả điều đó tạo nên sức mạnh tổng hợp để giúp ngăn chặn những hoạt động phi pháp. Thậm chí, nói một cách hình ảnh như hội thảo vừa rồi là có thể chọn ra những người công binh giỏi để tháo được quả bom nổ chậm hiện đang trong trạng thái  nóng.

Trong tình hình phức tạp hiện nay, với những lợi ích đan xen nhau như hiện nay chúng ta đừng nên đơn phương độc mã, phải có sự hợp tác. Phải có sự đoàn kết trong đất nước của mình, dân tộc mình và đoàn kết trong khu vực và quốc tế. Đặc biệt, chúng ta phải biết lựa chọn, tranh thủ và tận dụng sự giúp đỡ của mọi quốc gia, nhất là các cường quốc với đúng nghĩa đích thực của nó.

- Xin cảm ơn TS!

(BDV)

Nguồn nguyentandung.org

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tự tạo website với Webmienphi.vn