Từ ngày 28 tháng 08 năm 2020, hệ thống các Website và Fanpage của tập đoàn Chiến sĩ trẻ Việt Nam hoạt động lại sau 09 năm gián đoạn. Thành viên truy cập vào Diễn đàn chiến sĩ trẻ qua tên miền: http://chiensitre.forumvi.net +Website của Tập đoàn, có 2 tên miền: 1.http://chiensitre.info/ 2.http://chiensitrevn.cf +Fanpage của Tập đoàn: http://chiensitre.ml +Trang báo của Tập đoàn: https://tapchihoaphuong.blogspot.com/; http://chiensitre.com |
Trung Quốc đang tìm cách leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Việc triển khai cái gọi là “bảo vệ môi trường”, “bảo tồn san hô” hay ngăn chặn sự biến mất của các bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa về bản chất chỉ là cái cớ cho Trung Quốc leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Tân Hoa Xã ngày 6/3 dẫn lời Tiêu Niệm Chí, Phó chủ nhiệm Trung tâm thực nghiệm trọng điểm khoa học công nghệ biển quốc gia Trung Quốc, đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho hay, do các điều kiện tự nhiên, thủy văn thay đổi, một số bãi đá ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền” đang dần biến mất, “uy hiếp đến lợi ích biển của Trung Quốc”.
Thông tin trên được Tiêu Niệm Chí cho biết khi thảo luận tại tổ đại biểu tỉnh Phúc Kiến đang dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tổ chức ở Bắc Kinh.
Tiêu Niệm Chí cho rằng, chính vì hiện thực tàn khốc của việc các đảo nhỏ, bãi đá trên Biển Đông đang dần biến mất mà “có quốc gia” đã tìm cách bảo vệ đảo, đá bằng mọi giá.
Theo viên đại biểu này, Trung Quốc nhận “chủ quyền” hơn 200 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trên Biển Đông, trong đó tập trung chủ yếu tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).
Số liệu của giới nghiên cứu nhà nước Trung Quốc cho hay, mực nước Biển Đông đã dâng cao 85 mm trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2011, đến năm 2050 mực nước Biển Đông sẽ dâng cao khoảng 145 đến 200 mm, lúc đó một số đảo, bãi đá sẽ “biến mất khỏi bản đồ Trung Quốc”.
Tiêu Niệm Chí đề xuất, giới chức Trung Quốc cần nhanh chóng tổ chức các hoạt động khảo sát các bãi đá, bãi ngầm và rặng san hô trên Biển Đông, nghiên cứu tác động ảnh hưởng của dòng hải lưu, gió mùa để “có biện pháp bảo vệ” phù hợp.
Mặc dù đưa ra nhận định “dưới góc độ khoa học” về biển, tuy nhiên Dương Niệm Chí và giới truyền thông Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ, tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.
Việc triển khai cái gọi là “bảo vệ môi trường”, “bảo tồn san hô” hay ngăn chặn sự biến mất của các bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa về bản chất chỉ là cái cớ cho Trung Quốc leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam bằng nhiều kênh, quân sự, kinh tế và cả nghiên cứu khoa học.
(BGD)
Nguồn nguyentandung.org
Người gửi / điện thoại